CÁCH GHI CHÉP HIỆU QUẢ ~TẬP TRUNG OUTPUT

Dạo gần đây, cụm từ khóa “Ghi chép kiểu sinh viên Đại học Tokyo” đang được chú ý trên mạng xã hội. Cách ghi chép này đưa ra vấn đề về việc chú trọng việc ý thức để Output – tức là vận dụng được kiến thức để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.

Chắc hẳn trong quá trình học tập, ai cũng đã gặp những trường hợp như “Đọc hiểu kiến thức sách giáo khoa bao nhiêu lần rồi mà vẫn không nhớ nổi khi làm bài kiểm tra”, hay là “Gạch chân những phần quan trọng rồi mà vẫn không nhớ nổi”?

Nguyên nhân chính dẫn đến việc trên là do bạn chưa đưa kiến thức vào đầu – tức là chưa Input một cách hiệu quả.

【Input và Output】

Trong việc học thì, có 2 bước để tiếp thu kiến thức như sau:

Input: là bước học kiến thức mới, “tiêu hóa, hấp thụ” và ghi nhớ

Output: là bước bạn vận dung câu từ đã học để sử dụng nó, ví dụ như việc luyện nói Ngoại ngữ, hay làm các bài tập

【Ví dụ về Input chưa hiệu quả】

“Bạn chép nguyên những gì thầy cô viết trên bảng”

“Đọc đi đọc lại sách giáo khoa”

Nghĩa là bạn chỉ “nhìn”, “nghe”, và “đọc”. Đây không phải là cách Input hiệu quả.

Lý do là vì nếu bạn thu nạp kiến thức bằng cách này, sẽ không có sự kích thích đến não nên không có hiệu quả.

【Các trường hợp thường gặp】

Đối với các môn học xã hội cần thiết phải ghi nhớ:

✖ Chỉ đọc sách giáo khoa và gạch chân nội dung

  • Chép lại nguyên nội dung trong sách giao khoa và nội dung trên bảng ra vở ghi chép, rồi lấy một thanh dài màu đỏ che từ khóa lại. Cứ như thế, ôn đến phần nào thì che đi phần đấy với mục đích để nhớ lại kiến thức. (Có thể thấy cách làm này cũng khá là hiệu quả nhỉ).

Tuy nhiên, nếu như vậy thì bộ não chỉ nhớ được từ khóa. Hơn nữa, não sẽ rất nhanh mệt, và sẽ dễ dẫn đến việc học thiếu kiến thức vì bộ não vì mệt quá nên lầm tưởng rằng nội dung đó đã học rồi.

【Điểm cần cải thiện】

・Khi bạn viết từ khóa vào sổ ghi chép, nếu là môn lịch sử thì hãy viết thêm, hoặc liên tưởng các sự kiện lịch sử, còn nếu là môn tiếng Anh thì hãy viết thành câu mới sử dụng từ vựng mới học. Như vậy, bạn sẽ kích thích não hoạt động, giúp bạn dễ dàng nhớ lại kiễn thức đã học.

Đối với các môn Tự nhiên cần có năng lực lý luận:

△Làm các bài tập ứng dụng trong sách giáo khoa

【Điểm cần cải thiện】

  • Khi làm bài tập giải phương trình, hãy ghi chú lại những phần mình hay sai.
  • Ghi chú những nội dung hay ra thì, hoặc những nội dung thầy cô nhấn mạnh trong giờ học.
  • Học sao cho mình có thể giải thích vấn đề cho người khác bằng chính câu từ của mình.

【TỔNG KẾT】

Khi ghi chép, chúng ta nên:

  • Bỏ ngay thói quen ghi chép lại nội dung một cách đơn thuần.
  • Ý thức xem cần phải làm gì để Output – vận dụng được kiến thức đó thường xuyên.
  • Nếu ý thức được việc kích thích não hoạt động lúc Input – tiếp nhận kiến thức, lúc bạn Input – vận dụng kiến thức sẽ có hiệu quả hơn.

Follow me!

Previous article

XIN CHÀO CÁC BẠN!

Next article

BỆNH THÁNG 5(MAY BLUES)