【CAO HỌC】CÁCH VIẾT KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Học Cao học ở Nhật Bản nghĩa là bạn sẽ tập trung nghiên cứu về đề tài của mình.

Cụ thể, bạn sẽ thử nghiệm, điều tra, khảo sát, thống kê số liệu, dành thời gian quan sát, tập trung vào đề tài để có thể phân tích sâu.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Các bạn đang có mục tiêu học Cao học chắc hẳn cũng đã từng nghiên cứu. Ví dụ như viết luận văn tốt nghiệp chẳng hạn.

“Kế hoạch nghiên cứu“ đề cập trong bài viết này nghĩa là bản kế hoạch khoảng 2.000 chữ viết về nội dung và tiến độ mà bạn sẽ nghiên cứu khi vào Cao học. Tùy thuộc vào mỗi phòng nghiên cứu mà yêu cầu sẽ khác nhau. Các bạn hãy xác nhận ở trong Nội dung tuyển sinh của trường học nhé.

Sẽ tốt hơn nếu nội dung nghiên cứu ở bậc Cao học được phát triển từ nội dung nghiên cứu ở bậc Đại học.

Ở bậc Cao học, bạn sẽ cần nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ cao, gồm các hoạt động thực nghiệm, điều tra, phân tích,… các hoạt động bày tỏ ý kiến, phát triển quan điểm,… đối với đề tài nghiên cứu.

【Chuẩn bị Kế hoạch nghiên cứu】

Để viết kế hoạch nghiên cứu, cần 5 điểm sau.

① Chủ đề và bối cảnh nghiên cứu

Chủ đề là cái móng nền tảng của Bài nghiên cứu. Chủ đề thường:

  • Bám sát lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành thời Đại học

(Không được thay đổi hoàn toàn chủ đề từ Ban xã hội → Ban tự nhiên, hoặc từ Ban tự nhiên → Ban xã hội)

  • Phải có căn cứ, quan điểm chung về nội dung nghiên cứu với Giáo sư hướng dẫn.

(sẽ cần khoảng 2 từ khóa chung trong đề tài nghiên cứu)

  • Sẽ rất tốt nếu đề tài của bạn có ích, có cống hiến cho thế giới, cho xã hội Nhật Bản.

② Các bài nghiên cứu trước kia

Đây là những bài nghiên cứu đã thảo luận về lĩnh vực, đề tài mà bạn đang nghiên cứu. Bạn cần phân tích về kết quả, tầm quan trọng của các bài nghiên cứu này. Bài nghiên cứu của bạn không được có nội dung hoàn toàn giống với các bài nghiên cứu trước kia.

Một lời khuyên cho bước đầu viết Kế hoạch nghiên cứu đó là “thu thập thông tin từ ②Các bài nghiên cứu trước kia”.

Ví dụ, hãy tìm những cuốn sách, bài luận văn liên quan đến nội dung nghiên cứu của bạn được đăng trên HP của các trường Cao học. Từ đó, bạn sẽ có ý tường về đề tài nghiên cứu của mình.

Sau đây là ví dụ về cách làm cụ thể.

Đầu tiên, hãy nghĩ ra 5 từ khóa nghiên cứu cho đề tài của bạn rồi tra trên internet. Tiếp theo là tìm Giáo sư và Phòng nghiên cứu(ゼミ). Tiếp theo, hãy chọn ra 2 từ khóa trong 5 từ mà bạn thấy có chung quan điểm với giáo sư của bạn.

Ngoài ra, hãy tìm đọc sách, bài luận văn, các bài nghiên cứu trước đó liên quan đến 5 từ khóa ở trên. Việc này thỉnh thoảng sẽ khiến bạn thay đổi ý tưởng về từ khóa, nhưng chắc chắn bạn sẽ tìm được nội dung mình muốn nghiên cứu.

Cứ như thế, cuối cùng bạn sẽ sớm quyết định được ①Đề tài nghiên cứu và bắt đầu cầm bút viết được những phần đầu tiên của Kế hoạch nghiên cứu. Hơn nữa, thông qua việc đọc các bài nghiên cứu trước đó, bạn sẽ học thêm được nhiều từ chuyên môn, biết được những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó.

③ Mục đích nghiên cứu, cống hiến, ý nghĩa

④ Phương pháp nghiên cứu (cụ thể)

Văn kiện tham khảo

Ở giai đoạn viết Kế hoạch nghiên cứu, bạn cũng hãy bắt đầu liên lạc với trường Cao học nhé.

Hãy xác nhận với Giáo sư, xin ý kiến Giáo sư về Kế hoạch nghiên cứu của bạn. Điều quan trọng sau cùng là việc Giáo sư đánh giá kế hoạch nghiên cứu của bạn như thế nào.

Chất lượng của cách viết Kế hoạch nghiên cứu cuối cùng được đánh giá bằng việc bạn có thể hiện, giải thích được nó để những người không giỏi trong lĩnh vực đó cũng có thể dễ dàng hiểu được không.

Về hướng dẫn cụ thể cho cách viết, cách chọn văn kiện tham khảo và cách trích dẫn, biên tập, học sinh tại khóa Tiến học Cao học của trường Nhật ngữ và trường Chuyên môn – Học viện EHLE đều được hướng dẫn rất tận tình và chuyên nghiệp.

Follow me!

Previous article

BỆNH THÁNG 5(MAY BLUES)