Nuôi dưỡng tâm hồn bằng Trà đạo

Người ta cho rằng, văn hóa Trà đạo của Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc. Vào thời Kamakura, có một vị thiền sư tên là Eisai đã sang Trung Quốc để học Thiền, mang văn hóa Thiền về Nhật Bản. Ông đã xây dựng lên ngôi chùa tên là Kennin-ji ở Kyoto và mở ra trường phái Rinzai – một trong ba giáo phái Thiền trong Phật giáo Nhật Bản.

Ngoài Thiền, có một thứ nữa mà Eisai đã mang về Nhật. Đó là hạt cây “trà”. Eisai đã khích lệ người dân trồng cây trà và phổ cập văn hóa uống trà thời đó. Tại các ngôi chùa Thiền, cho đến bây giờ vẫn còn tu hành 茶礼(ちゃれい)- các quy tắc và lễ nghi khi thưởng trà.

Cùng với sự phổ cập rộng rãi của Thiền Tông khắp Nhật Bản, văn hóa Trà đạo cũng theo đó mà phát triển nhanh chóng. Hiện tại, có thể nói rằng,Trà đạo đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu mà đối với những ai yêu mến văn hóa Nhật đều muốn được trải nghiệm một lần để cảm nhận và hòa mình vào “tâm hồn Nhật Bản”.

 

Định nghĩa về văn hóa Trà đạo

Nói đến trà đạo, người ta thường nghĩ đến nhiều dụng cụ như Chasen (dụng cụ khuấy trà), Chaki (bát uống trà), Kama (ấm đun nước), Chakin (khăn lau chén trà), Fukusa (khăn lau hủ, lọ trà và muống trà),… cùng với nhiều thao tác, lễ nghi cần tuân theo.

Giải thích một cách dễ hiểu thì Trà đạo nghĩa là một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản giúp bạn vừa tận hưởng cảnh đẹp bốn mùa trong một căn phòng gọi là Trà thất, vừa được  trải nghiệm sự hiếu khách không thể trộn lẫn của Nhật Bản.

Hãy cùng chiêm ngưỡng nét đẹp Trà đạo qua video dưới đây.

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giá trị văn hóa và hiệu quả của Trà đạo đối với cuộc sống.

Trà đạo nuôi dưỡng tâm hồn con người

Khi trải nghiệm Trà đạo, thay vì cố gắng nhớ làm đúng từng động tác thì chứng ta nên suy nghĩ về ý nghĩa của mỗi động tác ấy. Qua những động tác, lễ nghi đó, bạn thấu hiểu như thế nào về tâm hồn, tính cách của người Nhật?

Trong Trà đạo, có nhiều quy tắc được quy định sẵn, vị dụ như cách pha trà, cách uống trà, cách ngồi, cách chào, cách đi đứng,…

Bằng cách thấu hiểu và trải nghiệm những quy tắc trên, chúng ta học được thái độ tôn kính con người (khách thưởng trà) và đồ vật (dụng cụ pha trà).

Ví dụ, động tác cúi chào trong Trà đạo biểu hiện cho thái độ biết ơn, cảm kích của khách thưởng trà.

Cách mà chúng ta suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến hành động và lời nói. Trà đạo được xem là “con đường của trà”, “con đường của nhân sinh”, là nét văn hóa mà nên học đến suốt cuộc đời.

Sự quan tâm đến đối phương

茶道ことはじめ(1)茶道を習い始めたい人向け基礎知識 | クックビズ総研

Trong Trà đạo, có một cụm từ thể hiện rõ tinh thần của nét văn hóa này: Hòa-Kính-Thanh-Tịch.

Hòa (和): Lắng nghe tâm hồn của nhau và tạo mối quan hệ tốt đẹp

Kính (敬): Tôn trọng nhau

Thanh (清): Luôn giữ cho dụng cụ pha trà và Trà thất được sạch sẽ

Tịch (寂): Giữ cho tâm hồn được thanh tịnh

Cụm từ trên có hàm ý nhắn nhủ chúng ta rằng, hãy luôn luôn thấu hiểu con tim của nhau, tôn trọng nhau và cùng mang lại môi trường trải nghiệm tuyệt vời cho nhau.

Follow me!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Please enter the result of the calculation above.