- English
- 日本語
- 한국어
- Tiếng Việt
- 简体中文
- 繁體中文
Ngày Thu phân – ngày 23 tháng 9
Hôm nay, ngày 23/9 là ngày Xuân phân của Nhật Bản, đánh dấu sự chuyển mùa sang mùa Thu.
Ý nghĩa ngày Thu phân
Ngày Thu phân là một trong những ngày lễ ở Nhật, là ngày “Bày tỏ sự tôn kính ông bà tổ tiên, tưởng nhớ những người đã khuất”.
Ngày này không cố định mà sẽ thay đổi hàng năm, thường rơi vào ngày 22/9 hoặc 23/9. Cách quy định ngày Thu phân dựa vào Lịch mỗi năm do Đài thủy văn quốc gia tạo ra.
Ngày Thu phân trùng vào Tiết thanh minh. Tiết thanh minh chỉ việc đi thăm mộ tổ tiên và người thân, mỗi năm có 2 lần vào tháng 3, mùa Xuân gọi là ”Tiết thanh minh mùa Xuân” (Haruhigan), và vào tháng 9, mùa Thu gọi là ”Tiết thanh minh mùa Thu” (Akihigan).
Vì sao Tiết thanh minh và Thu phân lại có liên quan đến nhau nhỉ?!
Nguồn gốc của từ 彼岸(Higan) chỉ cõi Cực lạc (娯楽) – nơi đi về của ông bà tổ tiên. Từ ngược nghĩa với nó là 此岸(Shigan)nghĩa là thế giới thực tại con người chúng ta đang sống. Ở trong Phật giáo, người ta tin rằng Higan ở phía Tây, còn Shigan ở phía Đông. Cũng giống như ngày Xuân phân, ngày Thu phân sẽ mọc từ hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây. Vì thế, đây được cho là ngày mà Higan (thế giới bên kia) và Shigan (thế giới thực tại) dễ gặp nhau nhất. Ngoài ra, theo giải thích từ Thiên văn học, vào ngày Thu phân thì thời gian ban ngày và ban đêm sẽ khá giống nhau, nên đây là ngày sẽ rút ngắn nhất khoảng cách giữa Higan và Shigan,. Từ đó, người ta đã có niềm tin rằng vào ngày nãy sẽ dễ để bày tỏ niềm tôn kính với tổ tiên. Đây cũng chính là nguồn gốc hình thành nên tập quán đi thăm mộ phần vào ngày Thu phân.
Bên cạnh đó, Tiết thanh minh vào mùa Thu sẽ kéo dài 7 ngày, bao gồm 3 ngày trước và sau ngày Thu phân. Năm 2021 này, ngày Thu phân kéo dài từ ngày 20/9 đến 26/9. Còn ngày Thu phân 23/9 còn được gọi là ”ngày giữa Tiết thanh minh”.
Đăng trưng của ngày Thu phân
Bánh Ohagi
Nhật Bản có truyền thống thưởng thức bánh Ohagi (Bánh cơm làm từ gạo nếp) vào ngày giữa Tiết thanh minh.
Bánh Ohagi được làm từ mứt đậu đỏ. Từ xa xưa, nguyên liệu đậu đỏ được tin là có ý nghĩa trừ tà nhờ màu đỏ của nó. Ngày xưa, loại đường được sử dụng để làm bánh này cũng được xem là thực phẩm xa hoa, đặc biệt là đối với dân thường vào thời đại Edo, đường là thứ gì đó xa tầm với của họ. Vì vậy, Ohagi trở thành thực phẩm cao quý, được dùng để cúng lễ tổ tiên và được thưởng thức vào Tiết thanh minh.
Hoa Bỉ Ngạn (Higanbana)
Hoa Bỉ Ngạn là loài hoa mang nhiều ý nghĩa thần bí, là biểu tượng của ngày Thu phân.
Cứ vào đợt từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 9, ở xung quanh các khu nghĩa trang và các cánh đồng, bờ ruộng lại rợp đỏ màu hoa Bỉ Ngạn. Một tên gọi khác của loài hòa thần bí này là Mạn Châu Sa Hoa (Manjushage). Trong tiếng Phạn, nó có ý nghĩa là ”Hoa nở chốn bồng lai”.
Hoa Bỉ Ngạn có chứa nhiều độc tố nên người ta trồng với tác dụng xua đuổi côn trùng và chuột ở xung quanh nghĩa trang và đồng ruộng.
Tuy nhiên, loài hoa này cùng có ý nghĩa thần bí khác. Cách sinh trưởng của loài hoa này không giống các loại hoa bình thường khi ”Hoa sẽ nở trước, sau đấy mới ra lá”. Chính vì chúng ta không thể chiêm ngưỡng cả hoa và lá của nó cùng một lúc, nên nó được gọi là ”葉見ず花見ず・không thấy lá, không thấy hoa”.
Người xưa xem nó là điểm gở và còn gọi nó là Hoa người chết hay là Hoa địa ngục.
Hiện nay, có rất nhiều địa điểm ngắm Hoa Bỉ Ngạn rất nổi tiếng. Đặc biệt, nơi tự tin với diện tích khuôn viên ngắm hoa rộng thì phải kể đến Công viên Hoa Bỉ Ngạn Kinchakuda tại thành phố Hidaka, tỉnh Saitama. Ở vùng Kansai thì có thể kể đến Higanbana no Sato hoặc Ohara no Sato ở Kyoto.
Ngày Thu phân được có nguồn gốc từ chính tập quán, phong tục và cuộc sống của người Nhật, là ngày để tưởng nhớ tổ tiên và cảm nhận sự giao mùa. Nếu bạn đang sinh sống ở nhật, nhất đính hãy thử trải nghiệm ăn bánh Ohagi với gia đình người Nhật để cảm nhận được mùa Thu Nhật Bản nhé.