- English
- 日本語
- 한국어
- Tiếng Việt
- 简体中文
- 繁體中文
Lên kế hoạch học tập để tận dụng thời gian chết!
Lý do mà chúng ta thường biện minh cho việc không thể tạo được thói quen học tập chính là ”Vì bận quá, không có thời gian”. Tuy nhiên, thực ra dù cho bận đến mấy vẫn có cách để dành ra thời gian học tập. Ngoài ra, cách bạn lập kế hoạch học tập cho mình sẽ quyết định bạn có tạo được thói quen học tập không. Hôm nay, Học viện EHLE sẽ giới thiệu đến các bạn 6 quy tắc để lên lịch trình tạo thói quen học tập. Đây chắc chắn là công cụ giúp bạn dễ dàng đưa việc học vào quỹ đạo hơn đấy!
Quy tắc 1:Lên kế hoạch từng tuần
Quy tắc cơ bản để xây dựng kế hoạch học tập là lên lịch trình cho từng tuần. Nếu đặt thời gian học cần thiết cho 1 ngày là 2 giờ, nghĩa là bạn yêu cầu mình học đều mỗi 2 giờ/ngày thì khi không thực hiện được mục tiêu đề ra, bạn sẽ chỉ cảm thấy thở dài thất vọng ”Ôi! Hôm nay chả học được gì!” Tóm lại, bí quyết để không bị thất bại là lên kế hoạch sẽ học bao nhiều giờ/tuần chứ không phải bao nhiêu giờ/ngày. Ngược lại, khoảng thời gian như 2 tuần hay 1 tháng là quá dài. Nhà tâm lý học người Mỹ ông George Miller đã đưa ra lý luận rằng, con số để con người nhớ được trong thời gian ngắn là ”7”. Vì vậy, những con số lớn hơn ”7” sẽ rất khó để quản lý. Suy nghĩa một cách logic thì việc quản lý thời gian theo vòng lặp ”1 tuần” là phù hợp nhất đối với con người.
Quy tắc 2 :Quy định 1 ”ngày dự bị” trong tuần
Khi lên kế hoạch theo từng tuần, bạn hãy để ra một ngày dự bị nhé. Như đã đề cập ở trên, chắc chắn sẽ có những ngày bạn không thể hoàn thành mục tiêu thời gian đề ra. Ví dụ, bỗng nhiên bị ốm chẳng hạn. Những lúc như vậy, ngày dự bị sẽ cho bạn cơ hội ”bù đắp kịp thời”. Còn nếu bạn hoàn thành được mục tiêu đặt ra thì xem như ngày dự bị là ngày bạn được nghỉ ngơi. Việc thực hiện kế hoạch trong vài tháng hay 1 năm đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng rất nhiều, nên hãy dành ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng một cách phù hợp nhé.
Quy tắc 3:Lên kế hoạch ”từ buổi sáng”
Thời gian buổi sáng thực ra là thời gian trống mà bạn không để ý. Chìa khóa để quản lý thời gian thành công là viết ra sự phân bổ thời gian cho cả 24 giờ đồng hồ bắt đầu từ sáng sớm để xem bạn tận dụng được tối đa thời gian như thế nào, thực tế bạn có thực hiện được như kế hoạch hay không. Cứ như thế, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rằng ”Mình đang sử dụng thời gian học tập một cách triệt để!”
Quy tắc 4:Kế hợp ”những việc nhỏ nhặt” lại với nhau
Bạn cũng đừng quên viết ra kế hoạch học tập bằng cách tận dụng thời gian chết nhé. Hãy đưa cả kế hoạch học tập vào thời gian chết như thời gian đi bộ từ nhà ga đến công ty, thời gian nấu ăn, thời gian đi tắm,… Ví dụ, thời gian chết mỗi lần là 15 phút thì 1 ngày nếu gộp lại 4, 5 lần, bạn sẽ có ngay 1 giờ đến 1,5 giờ có thể học rồi đúng không nào?!
Quy tắc 5:Tạo thời gian ôn tập ”trước khi đi ngủ” và vào ”buổi sáng hôm sau”
Việc phân bổ thời gian học tập tập trung vào thời gian chết và vào buổi sáng sớm là điểm mấu chốt cho việc lập kế hoạch học tập. Tuy nhiên, có một điều mà trước khi đi ngủ bạn nên làm. Đó là ôn tập. Chỉ cần khoảng thời gian ngắn thôi cũng được, bạn hãy đọc lại những điều đã học trong ngày, xác nhận lại đáp áp bài tập,… trước khi đi ngủ nhé. Ngoài ra, vào buổi sáng hôm sau sau khi ngủ dậy, hãy ôn tập lại một lần nữa kiến thức tối qua đã ôn tập. Việc ôn tập vào thời gian “trước khi đi ngủ”+”buổi sáng ngày hôm sau” sẽ giúp kiến thức đọng lại trong trí nhớ dài hạn, tăng hiệu quả học tập của bạn đấy!
Quy tắc 6:Trước hết, hãy thử làm 1 lần
Khi lập kế hoạch cho 1 tuần, bạn hãy thử thực hiện đúng theo những gì đã đề ra. Thực tế khi bạn thực hiện, sẽ có những vấn đề phát sinh ngoài dự đoán. Lúc này, hãy đối chiếu lại chu trình PDCA (PLAN-DO-CHECK-ACTION), chắc chắn bạn sẽ dần dần có được bản kế hoạch học tập phù hợp và hiệu quả nhất đối với bản thân.
Việc học thông qua tận dụng thời gian chết là một trong những kỹ năng giúp ích rất nhiều cho người đi làm. Người ta nói ”Tích tiểu thành đại”, nghĩa là việc duy trì học tập từng chút một sẽ mang lại quả ngọt sau này.
Hãy cố gắng học tập chăm chỉ nhé!